Bệnh Dịch Tả Lợn Châu Phi (ASF) lây truyền như thế nào?

01/03/2019
Facebook

Bệnh ASF lây truyền như thế nào?

Bệnh Dịch tả lợn Châu phi không lây bệnh cho con người hoặc những động vật khác so với loài heo. Nhưng, con người và động vật khác có thể là tác nhân trong việc gieo rắc bệnh này.

Sự lây truyền của ASF rất phức tạp, bao gồm nhiều yếu tố, tuy nhiên con đường chính truyền bệnh được biết qua: việc con người đi lại từ những nơi có mối nguy tiềm tàng gây bệnh và con người vận chuyển thực phẩm nhiễm bệnh từ khu vực bị bệnh, đối với khoảng cách xa, và trực tiếp tiếp xúc giữa heo rừng mang bệnh hoặc heo nuôi mang bệnh với khoảng cách gần. Những yếu tố lây bệnh khác như những con bọ trong vùng cận nhiệt đới, nguồn nước nhiễm bẩn, thực phẩm và xe vận chuyển thức ăn bị nhiễm bẩn, và những đường lây truyền tương tự như các loại vi rút khác. Kiểm soát những mối nguy là điều cốt lõi của kế hoạch an toàn sinh học. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật tin tức liên quan đến vấn đề này.

2 con đường truyền bệnh

  • Trực tiếp
    • Tiếp xúc với heo rừng nhiễm bệnh​
  • Gián tiếp
    • Cỏ tươi và những hạt giống cũng có thể là mối nguy bị nhiễm từ bãi thải của những heo rừng bị nhiễm bệnh
    • Sản phẩm thịt heo: như chúng ta biết, ASF có thể đề kháng lại trong quá trình chế biến sản phẩm tươi, đông lạnh, thịt muối, thịt xông khói và sản phẩm xúc xích có thể bị nhiễm đối với heo nuôi hoặc heo hoang dã trong thời gian dài.
    • Những tế bào bị nhiễm bệnh như máu, tinh trùng, huyết thanh và chất thải thức ăn, những cơ sở sản xuất bị nhiễm, xe cộ, dụng cụ hoặc quần áo.
    • Côn trùng trực tiếp truyền bệnh (những con bọ rừng vùng cận nhiệt đới hoặc ruồi cắn)

Thức ăn và nguyên liệu làm thức ăn có thể lây truyền bệnh ASF không?

Virus ASF đề kháng rất cao và có thể tồn tại từ 6 tháng, tới hàng năm trong nguyên liệu, ví dụ như sản phẩm thịt heo bị nhiễm bệnh không được nấu chín, và nó tồn tại lâu hơn nếu sản phẩm đông lạnh. Nó cũng được tìm thấy còn khả năng gây nhiễm bệnh trong vòng ít nhất nhất 30 ngày ở chuồng heo bỏ không do dịch bệnh.

Những thực phẩm chế biến hoặc nguyên liệu không qua chế biến, nấu chín từ thịt heo và ngũ cốc thu hoạch từ vùng có nhiễm bệnh từ lợn hoang sẽ hiện diện nguy cơ gây bệnh. Vi rút ASF đề kháng trung bình trong môi trường nhiệt và môi trường a xít. Những thức ăn thô không xử lý nhiệt như bắp, lõi ngô, cỏ khô, rơm hoặc ngũ cốc phơi từ khu vực rủi ro không nên được sử dụng. Một nghiên cứu gần đây (Dee et al., 2018) khuyến cáo rằng vi rút ASF có thể tồn tại 30 ngày vận chuyển trong nguyên liệu thức ăn sấy khô như bã đậu tương hoặc trong một số chất phụ gia thức ăn. Những nghiên cứu này chưa được kiểm chứng lại bởi đội ngũ nghiên cứu và tính đại diện của mô hình được sử dụng để nghiên cứu còn đang thuộc diện tranh cãi.

Việc tập trung ngăn ngừa lây nhiễm nên bắt đầu từ những điểm mấu chốt trong chuỗi sản xuất, từ những tế bào heo bị nhiễm bệnh hoặc nguyên liệu bị nhiễm.

 

Những mối nguy gì liên quan trong việc vận chuyển?

Khi vi rút ASF đề kháng cao thì nguy cơ lớn trong việc nhiễm bệnh lây truyền trực tiếp từ phương tiện vận chuyển đến từ những vùng nhiễm ASF. Vì thế các chuyên gia khuyến cáo rằng trước khi đi vào khu vực không bị nhiễm thì phương tiện cần phải được lau rửa sát trùng ở  biên giới phía ngoài.

 

Con người có thể lây nhiễm và phát tán ASF không?

  • Con người có can dự vào chính trong mối nguy phát tán bệnh qua khoảng cách lớn, ví dụ con người mang những sản phẩm thịt bị nhiễm bệnh như xúc xích hoặc nguyên liệu, dụng cụ săn bắt từ những vùng có dịch tễ bệnh ASF.
  • Nông dân và công nhân trại: nên tập trung vào an toàn sinh học (theo khuyến cáo về an toàn sinh học cho người chăn nuôi heo), tránh tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp heo với thức ăn thừa. Trong trường hợp mà có dấu hiệu lâm sàng được quan sát (xem triệu chứng lâm sàng ASF) thì nên báo cáo ngay tới những cơ quan thẩm quyền. Để ngăn ngừa bệnh thì việc vận chuyển gia súc, tinh, phôi ra khỏi những nhà máy, công ty sản xuất là việc không nên làm.
  • Đối với những người săn bắn: để vô hiệu hóa vi rút ASF, những dụng cụ săn bắn phải được rửa sạch bùn bụi sau đó đưa vào môi trường có nhiệt độ ít nhất 60 độ C trong vòng ít nhất 30 phút hoặc xử lý với thuốc sát trùng có tác dụng trên vi rút (như Virkon S 1% hoặc dung dịch clorit 2%) tùy theo nhà sản xuất khuyến cáo.
  • Bất cứ người ngoài nào tới từ vùng được biết có dịch bệnh ASF nên thực hiện nghiêm ngặt quy trình an toàn sinh học theo khuyến cáo

Nguồn: Cargill VN