Hướng tới việc sử dụng kháng sinh an toàn trong ngành chăn nuôi ở khu vực Châu Á: Hỗ trợ sức khỏe đường ruột bằng các hỗn hợp tinh dầu thiết yếu

22/08/2018
Facebook

Là một phần trong kế hoạch quốc gia nhằm giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh và kháng kháng sinh trong chăn nuôi, Việt Nam đã ra thông báo về việc hạn chế sử dụng kháng sinh cho tất cả các loại thức ăn chăn nuôi trên thị trường kể từ tháng 1 năm 2018. Đây là một bước tiến nhằm hướng đến việc cấm hoàn toàn sử dụng thuốc kháng sinh trong các hoạt động chăn nuôi và tìm ra các phương pháp thay thế khác để giữ cho vật nuôi khỏe mạnh.

 

Điều chỉnh để hướng đến những quy định mới

Sự thay đổi hướng đến việc sử dụng kháng sinh an toàn hơn đang trên đà phát triển ở Châu Á. Một ví dụ gần đây là Colistin, một loại kháng sinh được dùng rộng rãi trong chăn nuôi heo và được xem là sự lựa chọn cuối cùng trong việc xử lý các loại vi khuẩn kháng đa kháng sinh, do đó, nó rất quan trọng trong y học của con người.

       Vào năm 2017, Trung Quốc đã ra lệnh cấm Colistin trong thức ăn chăn nuôi. Tương tự, chính phủ Thái Lan cũng đã đặt mục tiêu giảm kháng sinh Colistin khoảng 70% và chỉ sử dụng với mục đích điều trị. Ngành chăn nuôi của Thái Lan cũng khuyến khích người chăn nuôi và các nhà máy sản xuất thức ăn xem xét các phương pháp thay thế như là probiotic hoặc những sản phẩm chiết xuất từ thực vật.
       Tuy nhiên, việc loại bỏ kháng sinh khỏi hệ thống chăn nuôi một cách đột ngột lại là việc đáng quan ngại. Cho dù, nhiều chứng cứ cho thấy việc sử dụng kháng sinh với liều thấp (dưới liều điều trị) như một chất tăng trưởng đã không còn mang lại những lợi ích mà nó đã từng làm được trong những thập kỉ trước. Theo những quan sát từ Van Boeckel (2015) hoặc Laximinaravan (2015), dựa vào nhiều cuộc khảo sát trong lĩnh vực nông nghiệp quy mô lớn và những báo cáo chi tiết từ chính phủ, những nhà chức trách và các tổ chức nghiên cứu, đã đưa ra giả thuyết cho rằng việc sử dụng kháng sinh với các mục đích khác ngoài việc điều trị bệnh thường sẽ chỉ đạt dưới 1% khả năng cải thiện năng suất ở gà thịt hoặc heo choai/heo xuất chuồng. Tác động của AGP (kháng sinh kích thích tăng trưởng) trên heo con thể hiện rõ rệt hơn, thời điểm mà phản ứng kháng sinh đạt được lớn nhất chỉ ước chừng vào khoảng 5%.
        Mặc dù những thông số này có lẽ không cao như dự kiến, nhưng điều đáng lưu ý ở đây là hầu hết những thông tin này đã được ghi nhận từ những khu vực mà tại đó tiêu chuẩn quản lý trang trại và vấn đề an toàn sinh học cao hơn rất nhiều so với những nước thuộc khu vực Đông Nam Á.

Sự tiếp cận của các loại phụ gia

        Thật là hấp dẫn khi tin rằng chỉ cần một sản phẩm – “vũ khí duy nhất” – là có thể thay thế hoàn toàn AGPs trong chăn nuôi. Tuy nhiên, các quốc gia thành công trong việc chuyển đổi từ giai đoạn sử dụng nhiều kháng sinh đến không kháng sinh đã phải trải qua rất nhiều các phương pháp toàn diện, bao gồm: đẩy mạnh an toàn sinh học, quản lý vật nuôi nghiêm ngặt, lựa chọn các nguyên liệu thức ăn tốt hơn và tổ hợp lại khẩu phần. Từ góc nhìn về sức khỏe đường ruột, những chất phụ gia đặc biệt được lựa chọn cẩn thận để có phổ hoạt động rộng hoặc/và cơ chế hoạt động bổ trợ đều có thể là những lựa chọn có giá trị.
        Một loại sản phẩm cụ thể ở đây là phụ gia chiết xuất từ thực vật. Các loại chiết xuất từ thực vật, tinh dầu (EO) hoặc hỗn hợp tinh dầu chọn lọc (EOC) đã tạo được sự thu hút đáng kể trong ngành công nghiệp này. Những công bố từ Langeveld (2014) và Yap (2014) chỉ ra rằng có rất nhiều loại tinh dầu/hỗn hợp tinh dầu kết hợp với kháng sinh sẽ có tác dụng bổ sung hoặc hiệp lực chống lại nhiều loại vi khuẩn khác nhau hiện diện trong ngành chăn nuôi. Tác giả giải thích rằng sự kết hợp giữa tinh dầu/hỗn hợp tinh dầu chọn lọc với kháng sinh có thể giúp giảm sự kháng kháng sinh. Do đó, giải pháp thường được định vị giúp làm giảm lượng kháng sinh hiện có  là sự kết hợp kháng sinh với các sản phẩm này. Đây là điều rất thú vị cho những khu vực, nơi mà việc sử dụng kháng sinh ở liều điều trị, dưới liều điều trị và liều dự phòng vẫn chưa bị cấm. Trong thời gian tới, phương pháp chuyển đổi này giúp hướng đến một tương lai không kháng sinh mà vẫn giúp duy trì lợi nhuận cũng như năng suất và hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến việc kinh doanh.

Tác dụng hiệp lực của hỗn hợp tinh dầu thiết yếu 

       Để giúp người chăn nuôi Việt Nam giảm sự phụ thuộc vào AGP, Provimi đã hợp tác với trường đại học trong nước thực hiện một số thử nghiệm. Mục tiêu là để xây dựng sự hiểu biết về việc hỗn hợp tinh dầu chọn lọc có thể áp dụng cùng hoặc như một giải pháp để thay thế kháng sinh như thế nào.
       Hai thử nghiệm (Bảng 1 & 2) đã được thực hiện trên heo con được nuôi tại hai trại thương mại ở phía Nam Việt Nam. Một thử nghiệm khác (Bảng 3) được thực hiện trong điều kiện trại nghiên cứu, sử dụng giống gà địa phương. Các thử nghiệm được thiết kế dựa trên khuôn mẫu giống nhau bao gồm 3 khẩu phần. Khẩu phần đầu tiên (AGP) hay còn gọi là khẩu phần tiêu chuẩn sử dụng công thức thương mại dựa trên nguyên liệu và các chỉ tiêu dinh dưỡng sẵn có. Kháng sinh được thêm vào khẩu phần này với liều phù hợp theo quy định của chính quyền địa phương tại thời điểm thực hiện thử nghiệm. Khẩu phần thứ 2 (AGP + EOC) là khẩu phần tiêu chuẩn được bổ sung thêm EOC phù hợp với đối tượng vật nuôi trong thử nghiệm. Ở khẩu phần thứ 3, tất cả kháng sinh có trong khẩu phần tiêu chuẩn được loại bỏ và thay thế bằng EOC tương tự với loại EOC có trong khẩu phần thứ 2.
       Kết quả (Bảng 1 & 2) đã cho thấy năng suất tăng trưởng tốt nhất đạt được khi kết hợp kháng sinh và hỗn hợp tinh dầu chọn lọc, từ đó củng cố niềm tin về tác dụng bổ sung hoặc hiệp lực trong chiến lược sử dụng chất phụ gia này. Dữ liệu so sánh giữa khẩu phần căn bản (AGP) và khẩu phần thứ 3 được thay thế hoàn toàn bằng EOC đã cung cấp cái nhìn thấu đáo hơn. Trong nghiên cứu đầu tiên (Bảng 1), những con heo ăn khẩu phần chỉ có EOC có mức tăng trọng thấp hơn so với nhóm heo ăn khẩu phần có AGP. Tuy nhiên, những số liệu khác, như là FCR, tỉ lệ chết, tần suất tiêu chảy và sự can thiệp của thú y khi cần (ví dụ: chích kháng sinh), cho thấy sự cải thiện đáng kể về mặt con số khi sử dụng EOC như một phương pháp thay thế AGP.
       Ở thử nghiệm thứ 2 (Bảng 2), cả hai lô điều trị đều cho kết quả tương tự, đưa ra giả thuyết là EOC có khả năng duy trì những lợi ích tương tự của hợp chất kháng sinh mà nó thay thế. Năng suất tốt hơn được quan sát thấy ở nhóm mà thức ăn có chứa EOC có thể do điều kiện trang trại tốt hơn (không có tỉ lệ chết được ghi nhận ở các lô thử nghiệm giúp chúng ta suy luận theo hướng này). Mặc dù các thử nghiệm này được thực hiện trong điều kiện thương mại, nhưng quy mô của thử nghiệm không cho phép chúng ta đưa ra một kết luận rõ ràng. Tuy nhiên, thử nghiệm chứng minh rằng hỗn hợp EOC có thể trở thành một phần trong giải pháp dinh dưỡng giúp người chăn nuôi từ từ cắt giảm sự phụ thuộc vào thuốc kháng sinh. Nghiên cứu này cũng cho thấy AGP và EOC hoạt động khác nhau với độ hiệu quả phụ thuộc vào điều kiện trang trại.
       Một thử nghiệm khác liên quan đến gia cầm (Bảng 3) cho thấy EOC, dù chỉ là bổ sung thêm vào khẩu phần hay dùng để thay thế kháng sinh đều có khả năng thúc đẩy tăng trưởng khi so sánh với việc sử dụng kháng sinh độc lập. Tuy nhiên, không giống với thử nghiệm trên heo,
       Năng suất tốt nhất lại được ghi nhận ở lô có sử dụng EOC. Điều này có thể gây bất ngờ, khi có nhiều báo cáo chỉ ra rằng loại bỏ AGP khỏi khẩu phần gà thịt không nhất thiết sẽ làm giảm năng suất, đặc biệt là khi vật nuôi được nuôi trong môi trường ít thử thách. Một vài giả thuyết khác có thể dùng để giải thích cho những ghi nhận trên. Thứ nhất, là kháng sinh có thể làm rối loạn hệ vi sinh đường ruột, ức chế sự phát triển của cả vi sinh vật có hại lẫn có lợi. Một khả năng nữa, là do việc kháng kháng sinh đang ngày càng gia tăng trong các hệ thống chăn nuôi. Nghiên cứu đã cho thấy sự phổ biến của các vi khuẩn kháng kháng sinh được phân lập từ các mẫu phân thu được từ các trang trại và các lò giết mổ. Điều này tương ứng với việc sử dụng quá nhiều các hợp chất kháng sinh (van den Bogaard et al., 2000; Akwar et al., 2008; Chantzariaset al., 2013).

EOC là một giải pháp khả thi

       Kháng kháng sinh được xem là mối đe dọa toàn cầu đối với sức khỏe con người và cả sức khỏe vật nuôi. Từ năm 2015, ba tổ chức thế giới – FAO, OIE và WHO đã cùng nỗ lực để phát triển một chiến lược toàn diện để giải quyết vấn đề này. Tiếng chuông báo động về kháng kháng sinh là một vấn đề phức tạp với những góc nhìn đa chiều. Tuy nhiên, các chuyên gia đều có chung quan điểm rằng việc sử dụng quá nhiều kháng sinh trong sản xuất là một nhân tố đóng góp vào vấn đề này. Những thử nghiệm trong bài báo này chỉ đại diện một khía cạnh nhỏ trong bức tranh tổng thể, nhưng nó cũng cho thấy một cái nhìn sâu hơn về những chiến lược dinh dưỡng thiết yếu và cho thấy nhu cầu về một ngành chăn nuôi an toàn hơn, bền vững hơn. Từ kết quả thử nghiệm, có thể thấy rằng hỗn hợp chọn lọc bao gồm các loại tinh dầu thiết yếu là một trong những đối thủ mạnh (trong số những loại phụ gia không kháng sinh hiện có) giúp tăng cường sức khỏe đường ruột và từ đó, tăng năng suất vật nuôi.
       Với những quy định chặt chẽ hơn về kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi, người chăn nuôi tại Việt Nam và các nước trong khu vực đang tìm kiếm những giải pháp bền vững để đáp ứng được những thách thức trong việc cải thiện năng suất vật nuôi và tăng lợi nhuận trong khi phải giảm sự phụ thuộc vào kháng sinh. EOC đã cho thấy khả năng hỗ trợ năng suất vật nuôi thông qua những tác động tích cực đến sức khỏe đường ruột và từ đó, cải thiện hiệu suất thức ăn, đảm bảo an toàn của thức ăn và phúc lợi động vật bằng cách làm giảm rủi ro nhiễm vi khuẩn trong chăn nuôi gia súc. Thông qua việc nghiên cứu và phát triển ở một số môi trường chăn nuôi và thị trường khác nhau, Provimi luôn muốn hướng đến sức khỏe vật nuôi bằng cách sử dụng những chiến lựơc dinh dưỡng bền vững.
– Tiến sĩ ALEXANDRE PERON, Giám đốc Kỹ Thuật Ứng dụng, Provimi Đông Nam Á –