THÔNG TIN CẬP NHẬT ỨNG PHÓ VỚI DỊCH TẢ HEO CHÂU PHI (ASF)

30/06/2019
Facebook

THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG

  • Ngày 31/5, tỉnh Cà Mau phát hiện 2 ổ dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) tại các huyện Phú Tân và Ngọc Hiển. Ngày 8/6 tiếp tục phát hiện ổ dịch thứ ba tại tỉnh này (huyện Năm Căn).
  • Ngày 1/6 tại ĐBSCL phát hiện thêm hai địa phương nhiễm DTLCP là Bạc Liêu và Tiền Giang.
  • Ngày 4/6, Trà Vinh trở thành tỉnh thứ 53 bị nhiễm dịch tả heo châu Phi
  • Ngày 5/6, Sở NN-PTNT Bình Định cho biết phát hiện ổ DTLCP ở huyện Bình Sơn. Cùng ngày, Sở NN-PTNT Quảng Ngãi và Đà Nẵng cũng thông báo dịch tại một số huyện của tỉnh, thành phố này. Chiều 6.6, Huyện ủy, UBND H.Hòa Vang (Đà Nẵng) chỉ đạo 11 xã trên địa bàn quyết liệt ngăn chặn dịch tả lợn châu Phi, đồng thời yêu cầu giám sát công tác quản lý, phòng chống dịch, xử lý trách nhiệm địa phương và cán bộ nếu không tích cực, lơ là hoặc làm không tốt.
  • Ngày 7/6, Phó chủ tịch UBND Bình Thuận xác nhận 2 ổ DTLCP đã xuất hiện tại xã Gia An thuộc huyện Tánh Linh và xã Đức Chính thuộc huyện Đức Linh. Được biết, Bình Thuận có tổng đàn heo khoảng 272.500 con, tập trung chủ yếu ở các huyện Đức Linh, Tánh Linh, Hàm Tân và Hàm Thuận Bắc.
  • Ngày 11/6, Chi cục Thú y vùng 6 công bố phát hiện dịch tả heo châu Phi tại một hộ chăn nuôi ở phường Phú Hữu, Q9, TP HCM. Ngay lập tức, đàn heo 163 con tại ổ dịch này đã bị tiêu hủy toàn bộ.
  • Tối 13/6, Chi cục Chăn nuôi và thú y tỉnh Quảng Bình xác nhận đã xuất hiện dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn. Theo đó, chiều cùng ngày, UBND H.Minh Hóa đã công bố ổ dịch tả lợn châu Phi tại xã Xuân Hóa trên đàn lợn 108 con.
  • Ngày 16/6, tại huyện Đức Hòa, UBND tỉnh Long An công bố DTLCP trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, Sở NN-PTNT Long An nhận định nhiều khả năng đây không phải là ổ dịch đầu tiên của tỉnh mà có thể đã xuất hiện từ trước đó.
  • Ngày 17/6 Sở NN-PTNT tỉnh Phú Yên xác nhận đã xuất hiện một ổ dịch tại xã EaBar, huyện Sông Hinh với tổng đàn lợn 31 con gồm 3 lợn nái, 14 lợn thịt và còn lại là lợn con.
  • Ngày 21/6, ngày 21-6, tại một trại chăn nuôi của gia đình ông N.H.L. ở xã Suối Rao, có 62 con heo có dấu hiệu bị dịch tả châu Phi. Sau đó, ngành thú ý phát hiện thêm một ổ dịch tại đàn heo 100 con của một trang trại tại phường Phước Hưng, TP Bà Rịa.
  • Ngày 23-6, toàn tỉnh Lâm Đồng có 82 con heo chết do dịch tả châu Phi của 13 hộ và đã tiêu hủy 82 con trên tổng đàn 3.398 con tại 4 thôn An Bình, An Ninh, An Tĩnh, An Hiệp  của xã Liên Hiệp.

Như vậy, tính tới ngày 27/6 cả nước đã có 60 tỉnh nhiễm DTLCP. Theo số liệu thống kê của Bộ NN-PTNT, trên cả nước đã tiêu hủy hơn 2,8 triệu con lợn, chiếm khoảng 7% tổng đàn. Hiện còn 3 tỉnh chưa bị dịch gồm:

  • Ninh Thuận
  • Tây Ninh
  • Bến Tre

Hai tuần qua ghi nhận đà tăng mạnh giá heo hơi trên cả nước. Đặc biệt tại miền Bắc, giá heo hơi tăng tới 10.000-12.000đ/kg lên 35.000-42.000đ/kg. Theo Hiệp hội Chăn nuôi VN, thời gian qua tâm lý người tiêu dùng trước DTLCP đã ổn định trở lại, do đó nhu cầu tiêu thụ thịt heo dần hồi phục trong khi nguồn cung heo lại giảm mạnh sau các đợt tiêu hủy và bán chạy heo của các hộ chăn nuôi dẫn đến nguồn cung thiếu hụt. Từ nay đến cuối năm, khả năng tái đàn rất thấp và nguồn cung heo tiếp tục thiếu hụt khiến giá heo hơi có khả năng sẽ bị đẩy lên cao, có thể lên tới 60.000 – 70.000đ/kg vào cuối năm. Theo số liệu của Cục Chăn nuôi, hiện trong cơ cấu tiêu dùng sản phẩm thịt của Việt Nam, thịt heo chiếm đa số với gần 71%, thịt gia cầm chiếm 20,4%, thịt khác chỉ chiểm tỷ lệ nhỏ với 8,6%.

Cả nước đang có xu hướng bệnh phát triển theo chiều rộng và sâu vào trại chăn nuôi lớn do áp lực mầm bệnh cao, diễn biến rất phức tạp do nguồn lực kiểm soát dịch bệnh không có đủ nhân lực. Tuy nhiên một số vùng chững lại ở những nơi có mật độ chăn nuôi thưa, cách ly, đơn lập…thì bệnh có chiều hướng giảm đi.